Search

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Trốn chạy (TRUYỆN NGẮN)

     Giai Giai hoảng sợ chạy về phía vùng đồi, gương mặt lấm lem nước mắt. Văng vẳng phía sau lưng cô là tiếng chửi bới lè nhè của người đàn ông trong trạng thái mất tự chủ bởi rượu. Phương Giai bật khóc, nước mắt thì cứ tuôn rơi như không thể bật lên lên thành tiếng, bao nhiêu uất ức và tủi nhục dường như nghẹn ngào trong cổ họng. Mệt mỏi và chán nản biết bao!
     Cuộc sống chồng vợ ngoài cái lửa yêu mặn nồng thì cũng có lúc đớn đau tủi nhục sau cái gánh lo bạc tiền. Cuộc sống của vợ chồng cô cũng không nằm ngoài cái vòng vây bủa đó. Đôi khi Phương Giai ước rằng mình có thể trở thành người đàn bà giàu có nhất thế gian hay đơn giản có thể trở thành người đàn bà khiến chồng mình yêu thương.
     Lâm Khải chồng cô là người đàn ông khá tuấn tú, cao to, rắn chắc. Hai người ở cùng thôn và lớn lên cạnh nhau 17 năm. 17 năm họ chưa bao giờ nói chuyện cùng nhau. Vậy mà giờ đây thành ra vợ chồng. Phương Giai nhận lời cưới hỏi từ nhà Lâm Khải khi gia đình cô đang nắm trong tay bạc tỷ vì đền bù thỏa thuận của chính quyền khi mở rộng tuyến đường liên tỉnh.
     Ở vùng quê nghèo thuộc tỉnh Chiết Giang bấy giờ, gia đình cô bỗng chốc nổi lên như những người tiếng tăm và thế lực. Song với những người nghèo chưa bao giờ cầm số tiền lớn trong tay như gia đình cô, bỗng dưng thấy cuộc sống quá đỗi xa xỉ. Rồi người đàn ông gia trưởng như ba cô sau bao năm nghèo khó, dùng những đồng tiền đó lao vào cuộc sống của những kẻ bạc vạn. Ông sẵn sàng cho chác, phân phát cho anh em, chú bác, ... hoặc thí  cho người nghèo chút ít làm ăn. Số tiền lớn nắm trong tay tự dưng mà hết. Mẹ Giai Giai cũng như bao người đàn bà Trung Hoa thời ấy. Lặng lẽ làm, lặng lẽ nghe, không lời phản đối. Số tiền lớn ấy được sinh sôi phát triển trên mảnh đất khô cằn từng thấm đẫm bao mồ hôi, nước mắt lẫn máu chảy của bà và ông, nay được phân phát và chia đều cho mọi người bên họ nội. Nhưng mẹ Giai Giai cũng khong lời phản đối. (Phải chăng bà là người phụ nữ Trung Hoa điển hình còn sót lại?)

     Ba Giai Giai đồng ý lời xin cưới của ba Lâm Khải bởi gia đình họ Lâm được coi là đủ ăn đủ mặc, có tiếng tăm vì ba Lâm Khải làm trong ngành văn hóa huyện, con trai của tuy không học hành đến nơi chốn nhưng dòng máu văn hóa còn chảy trong người, ắt hẳn sẽ đối xử tốt với Giai Giai nhà mình. Suy tới nghĩ lui thì kết quả cuối cùng Giai Giai trở thành dâu con nhà họ Lâm. Ông Phương - ba Giai Giai vô cùng hãnh diện, cho rằng từ đây có thể yên ổn vì lo cho xong đứa con gái lớn này rồi!
     Đám cưới của hai vợ chồng cô diễn ra trong sự mong chờ và phấn khởi của nhiều người. Đến cả bản thân Giai Giai cũng hkhoong thể giải thích được sự mong chờ của chính cô. Giai Giai thậm chí chưa từng một lần nói chuyện với Lâm Khải, thì có lý do gì để chính cô cũng mong chờ cái đám cưới sắp diễn ra này. Song dẫu sao cô cũng chỉ là một đứa con gái ,  cảm nhận được giá trị của mình khi lấy được người chồng như Lâm Khải. Lâm Khải đào hoa, gia đình khá giá, có học thức, là niềm mơ ước của biết bao đứa con gái ở cái thôn Quế Hoa bé nhỏ này. Chính vì thế, Giai Giai cũng bắt đầu có những suy nghĩ  nhiều hơn về cuộc sống tương lai của chính mình trong cái niềm vui và phấn khởi vì có thể rời xa cái gia đình nghèo khổ này. Nhưng lại tồn tại cái suy nghĩ trong cô, làm sao có thêm tiền để phụ giúp gia đình mình trong những tháng ngày tới. Rồi cô cũng sẽ xa rời cha mẹ để là dâu nhà người ta, liệu Lâm Khải có yêu thương cha mẹ cô như là cha mẹ hắn. Liệu cuộc sống của cô chắc hẳn sẽ êm đềm hay sẽ phải vất vả chồng con. Cứ thế cái suy nghĩ ấy cứ tồn tại mà Giai Giai thì chưa tìm được câu trả lời. Cô không biết phải chia sẻ với ai những điều đó. Mẹ thì lầm lũi ra vào như bóng ma, làm đầu tắt mặt tối. Bố thì bảo thủ, gia trưởng không thể nào nói chuyện. Những suy nghĩ của cô kéo dài đến ngày cưới, biến thành nỗi lo lắng như bao cô dâu sắp về nhà chồng còn vụng về, lóng ngóng. Mẹ Giai Giai chải tóc cho con gái rồi sửa soạn chờ người đến đón dâu. Khuôn mặt bà đã bớt chút vẻ mệt nhọc và cằn cỗi, trong đôi mắt cũng nhuộm chút niềm vui, khẽ bảo: Bây giưof con là gái đã có chồng, về bên ấy phải biết chăm sóc chồng con và ba mẹ chồng. Chớ có làm điều gì bất kính để gia đình nhà người ta khinh, làm xấu mặt tao với bố mày... Chỉ nói vậy thôi mà mắt bà khẽ rưng rưng đoạn cất giọng nhẹ nhàng:
" - Nhà thằng Khải là gia đình có học, biết suy nghĩ, nó sẽ biết thương, biết lo cho con hơn. Đừng để khổ như mẹ mày..."
Dứt lời bà lấy tay đẩy cô ra khỏi buồng ngủ khẽ bảo:
" - Ra nhanh không người ta chờ!"
   
      Những ngày đầu về làm dâu nhà Lâm Khải như một giấc mơ, trái hẳn với sự lo lắng của Giai Giai. Nhà Lâm Khải giản dị, bày biện đơn sơ song vẫn toát lên vẻ khá giả của tầng lớp trung lưu. Bà mẹ chồng thì có vẻ mập mạp, cứng rắn trái hẳn với ông chồng hiền hòa ít nói, lại thêm phần nhu nhược của người đàn ông Trung hoa trí thức bấy giờ!
     Cha Lâm Khải làm ở Bộ Văn hóa huyện, nhiều mối quan hệ sơ giao cũng như thâm tình. Tính ông ít nói, hòa đồng song vẫn giữ được nét tôn nghiêm của một cấp lãnh đạo huyện. Như gần mà như xa. Chính vì thế mà ông được nhiều người kính trọng, muốn thiết lập thâm giao, còn ngược lại một số kẻ có thù ghét ông cũng không bao giờ ghét ra mặt. Vì dẫu sao trong công việc cũng như thường ngày ông chưa hề đụng chạm hay đắc tội đến một ai.

     Nhờ thế dựa vào mối quan hệ của mình, lão Lâm xin cho Phương Giai một chân nhân công trong xí nghiệp B.B  cũng tạm gần nhà. Ngày ngày, Giai Giai đạp chiếc xe đạp cũ kỹ của cha chồng cho mình đến xí nghiệp làm, trưa ở lại đó ăn cơm rồi bắt đầu công việc buổi chiều đến tầm 6h tối lại đạp xe về. Lương tháng  cũng được .................... (tương đương Việt Nam bấy giờ)
     Phương Giai bắt đầu quen dần với cuộc sống, thấy thoải mái hơn so với cuộc sống bần hàn khi ở cùng cha mẹ. Sáng sáng 4h30 thức dậy cơm nước chỉnh tề cho nhà chồng ăn trong ngày. Đến gần 5h30 sáng lại đạp xe đến chỗ làm gần 1h đồng hồ. Tuy răng hơi vất vả một chút song cô thấy có phần thư thái hơn vì có công việc để làm, có anh chị em công nhân cùng trò chuyện cô lại thấy cuộc sống có phần hy vong, phần tương lai để mà sống. Cuộc sống đơn giản chỉ là có chồng, có gia đình có bạn bè và một công việc để làm ra tiền mà sinh sống. Giai Giai cảm thấy tự thỏa nguyện và đôi lúc cô thầm ước cha mẹ già ở nhà cũng được hưởng cuộc sống sung túc như cô, không phải làm lụng vất vả cuốc cày không được ngơi tay. Hàng vụ mùa đều phải lo lắng cơm gạo, tiền bạc. Nhiều lúc như thế, những suy ngĩ trong đầu Phương Giai lại gợi lên cho cô một niềm xót xa cho cảnh nhà nghèo hèn, cha mẹ thiếu thốn.






  
ĐANG ĐƯỢC VIẾT TIẾP!!! SS THÔNG CAM~

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét